Bóng chuyền là môn thể thao tập thể ưa chuộng tại Việt Nam và được giảng dạy tại nhiều cấp học khác nhau. Bất kỳ bộ môn nào cũng cần phải có kỹ thuật cơ bản từ đó giúp nâng cao trình độ của bản thân. Nếu bạn đang tìm hướng dẫn kỹ thuật đánh bóng chuyền dành cho người mới bắt đầu, đừng bỏ lỡ bài viết ngay sau đây nhé!
I. Bóng chuyền là gì?
- Bóng chuyền là môn thể thao gồm hai đội thi đấu, số lượng mỗi đội có 6 cầu thủ và thi đấu trên sân hình chữ nhật có kích thước 9 x 18m, lưới cao 2,43m so với nam và 2,24m so với nữ.
- Trong thi đấu, cầu thủ dùng tay hoặc bất kỳ bộ phận trên cơ thể để đánh bóng qua lưới và chậm sân đối phương. Mỗi đội được chạm bóng ba lần liên tiếp và cầu thủ không được phép chạm bóng hai lần liên tiếp.
II. Kỹ thuật đánh bóng chuyền cơ bản
1. Kỹ thuật phát bóng chuyền
Đây là kỹ thuật cơ bản nhất trong môn thể thao bóng chuyền với hai kiểu phát bóng:
- Kỹ thuật phát bóng chuyền cao tay: Bóng chuyền đi với tốc độ cao và gây khó khăn cho đối phương khi đỡ bước một.
- Kỹ thuật phát bóng chuyền thấp tay: Bóng đi cao và có điểm rơi dễ dàng cho đối phương bắt bước một.
Các bước thực hiện:
- Tư thế chuẩn bị: Người quay vào lưới, chân trước cách chân sau nửa bước, trọng lượng cơ thể dồn đều cả hai chân và tay trái cầm bóng ở phía trước.
- Tung bóng: Tung bóng ở trước mặt cao hơn đầu khoảng 100cm, hơi chếch sang tay đánh bóng. Sau đó vươn thẳng hai chân kết hợp với động tác tung bóng nhịp nhàng.
- Đánh bóng: Khi bóng từ trên rơi xuống thì đánh mạnh vào phía sau, phần dưới của bóng bàn tay mở và các ngón chụm lại tự nhiên.
2. Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay
Là kỹ thuật sử dụng cẳng tay với bàn tay để chuyển bóng đi và chuyên dùng để bắt bước 1 hoặc đỡ đường bóng của đối phương. Một trong kỹ thuật quan trọng, nếu thực hiện không tốt sẽ đưa đội bóng vào tình huống khó. Libero chính là cầu thủ đảm nhận vị trí của kỹ thuật chuyền bóng thấp tay.
Tác dụng của kỹ thuật đệm bóng trong bóng chuyền
- Đỡ các pha bóng mạnh, nhanh và thấp khi đối phương tấn công sang.
- Phạm vi không chế rộng và đỡ được những đường bóng xa
- Kỹ thuật đơn giản, dễ tiếp thu và thuận lợi hơn kỹ thuật chuyền bóng cao tay.
Các kỹ thuật của đệm bóng trong bóng chuyền
- Đệm bóng bằng hai tay
- Đệm bằng một tay
- Dùng chân đỡ bóng hoặc thân người
Các động tác của kỹ thuật chuyền bóng thấp tay
- Tư thế trung bình thấp, hai chân rộng bằng vai và hai tay co tự nhiên ở hai bên sườn, mắt quan sát bóng và thân hơi gập.
- Khi xác định được điểm rơi thì hai tay đưa ra đỡ bóng. Tay duỗi thẳng và hai bàn tay đan chéo lên nhau và ngón cái song song kề nhau.
- Thực hiện đánh bóng khi bóng ở tầm ngang hông, cách thân người khoảng gần một cách tay.
Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật chuyền bóng thấp tay
- Nếu bóng đến với lực nhẹ nên kết hợp với đạp chân và nâng nhanh tay để đẩy bóng đi
- Nếu bóng đến với lực mạnh thì hạn chế nâng tay mà ghim tay để bóng bật đi.
- Góc của tay đệm bóng là góc tạo bởi mặt phẳng đất và cánh tay đệm bóng.
3. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay
Là nước chạm bóng thứ hai của đội nhận được bóng sau khi đã bắt thành công bước 1.
Cách bước để thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay
- Hai tay đưa từ phía trước lên chuyền bóng, thân người ngã về phía sau. Các ngón tay tiếp xúc với bóng ở tầm trước và cách mặt chừng 15cm.
- Đỡ bóng phải dùng sức của mười đấu ngón tay.
- Đỡ bóng từ phía trước mặt tới và chuyền về phía sau
- Bóng từ trên cao xuống đỡ như phát bóng thấp tay hoặc chuyền bóng ra phía sau đầu.
4. Kỹ thuật đập bóng chuyền
Là một phương thức tấn công chủ yếu khi thi đấu, đòi hỏi cầu thủ phải có trình độ kỹ thuật cao, linh hoạt nhiều kiểu đập với hướng khác nhau.
Kỹ thuật đập bóng chuyền gồm các động tác
- Chuẩn bị: Đứng cách lưới khoảng 3m, điều chỉnh bước nhảy hoặc góc độ chạy lấy đà. Lúc này đầu gối hơi chùng xuống và mắt dõi theo người chuyền bóng.
- Lấy đà: Khi bóng vừa rơi tay người chuyền và đập bóng thấp thì phải lấy đà sớm và ngược lại đập bóng cao thì lấy đà chậm. Số bước lấy đà thường là 3 bước.
- Giậm nhảy: Góc chân ở bước cuối vừa đặt xuống đất và hai chân ngang nhau, thân người ngả về phía trước, đầu gối hơi thấp và chuyển sức gót chân lên mũi và bật lên. Đồng thời phối hợp đánh tay.
- Nhảy và đập bóng: Tay đập bóng từ trên cao đưa sát mang tai ra phía sau, cánh tay duỗi và cổ tay đập gập vào bóng. Tay kia hạ xuống phối hợp. Khi đập bóng, người vươn thẳng, hai chân duỗi ra phía trước tạo sức đập vào trúng bóng.
- Rơi xuống: Sau khi đập xong, thả lỏng người, rơi xuống bằng mũi bàn chân, hai bàn chân xoay theo chiều lưới, đầu gối hơi khuỵu.
5. Kỹ thuật chắn bóng chuyền
Là phương pháp phòng thủ tích cực nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đồng đội tấn công, giảm sức ép của đối phương. Nếu có thể trực tiếp dẫn điểm.
Kỹ thuật chắn bóng chuyền gồm các động tác sau
- Chuẩn bị: Theo dõi quan sát mục tiêu, luôn đứng đối diện với hướng bóng tới và di chuyển dọc theo lưới. Xác định vị trí thực hiện giậm nhảy, hai chân song song cách nhau khoảng một bàn chân, hai tay co lên phía trước để chuẩn bị.
- Nhảy và chắn bóng: Bóng cao thì nhảy chậm và bóng thấp thì nhảy sớm. Cầu thủ đứng tại chỗ nhảy lên hoặc nhích lên một bước. Hai cánh tay đưa sát thân người, từ dưới lên lấy đà bật lên cao. Khi chắn bóng hai tay mở như khi chuyền bóng, hơ ngửa ra phía sau. Hai bàn tay cách khoảng nửa quả bóng. Sau khi chạm bóng không được gập cổ tay dễ bị chạm lưới.
- Rơi xuống: Rơi xuống bằng mũi bàn chân và tiếp tục quan sát để phòng đối phương tấn công.
III. Phương pháp luyện đánh bóng chuyền giỏi
Muốn chơi giỏi ngoài nắm chắc kỹ thuật đánh bóng thì bạn cần có phương pháp luyện tập đúng đắn.
1. Dành thời gian luyện tập
Tập luyện các kỹ thuật bóng chuyền, cách di chuyển, đệm, phát và chắn bóng để nâng cao trình độ. Luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn thực hiện các động tác thuần thục hơn.
2. Nâng cao tầm quan sát
Để chơi tốt bộ môn này, bạn cần phải biết quan sát chính xác, phân tích đường đi, điểm bóng rơi. Điều này sẽ giúp mang lại cho bạn nhiều lợi thế.
3. Luyện tập cùng đồng đội
Vì là bộ môn tập thể, sự ăn ý là điều vô cùng quan trọng. Do đó, cần thường xuyên luyện tập, trao đổi chia sẻ với nhau để gia tăng sự ăn ý, phối hợp nhịp nhàng khi thi đấu.
4. Rèn luyện sức khỏe
Dù kỹ thuật tốt mà không đủ lực chơi thì bạn sẽ không hỗ trợ tốt cho đồng đội. Vì vậy bạn cần nâng cao thể sức bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các chất tốt cho xương khớp.
IV. Tổng hợp những pha bóng chuyền đẹp mắt nhất
Những cú đập bóng đầy uy lực trong bóng chuyền
Những pha đập bóng mạnh như “Trời Giáng” của VĐV Nguyễn Thị Bích Tuyền
Trên đây là những kỹ thuật đánh bóng chuyền cơ bản dành cho người mới bắt đầu. Những kỹ thuật này sẽ giúp bạn tập những kỹ thuật nâng cao nhanh hơn và cải thiện trình độ chơi bóng hiệu quả. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo trong chuyên mục Thể thao tại yelena-isinbaeva.com nhé!